Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHỎ


Điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam nói chung và ở Đồng Nai nói riêng là vấn đề quản trị doanh nghiệp. Khi thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp luôn ở thế bị động hơn là chủ động. Tức là các doanh nghiệp này đa phần đang là cơ sở hộ gia đình vì cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho đối tác thì thành lập lên doanh nghiệp.


A. Văn Tú - Công ty TNHH MTV Hồ Trung Hậu

Nếu không cũng tư một người nhìn thấy cơ hội nào đó rồi thành lập doanh nghiệp mà rất ít sự thai nghén, chuẩn bị tâm thế làm chủ doanh nghiệp. Các giám đốc ở đây ít người được đào tạo về quản trị doanh nghiệp nên gần như chỉ làm bằng thói quen kinh nghiệm và cảm tính. Cũng chính vì lẽ đó mà sự rủi ro trong làm ăn khá cao, trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài không những được đào tạo khá tốt về quản trị doanh nghiệp mà họ còn được tư vấn và thực hiện cả quản trị rủi ro. 

Ông Davis Jose một chuyên gia về quản trị doanh nghiệp của Anh chia sẻ, các chủ doanh nghiệp nhỏ muốn công ty mình phát triển bền vững thì nhất khoát phải sử dụng quản trị hệ thống rủi ro. Quản trị là phải thấy trước và ngăn chặn các rủi ro hơn là việc đi khắc phục rủi ro.


Anh Tuấn - Công ty TNHH Tường Việt

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ thường coi nặng yếu tố kinh nghiệm quản lý kiểu gia đình hơn là dựa vào yếu tố khoa học. Các ông chủ doanh nghiệp nhỏ khi chọn lựa người làm quản lý thường đưa người đáng tin cậy trong gia đình bố trí vào các vị trí này hơn là chọn người có khả năng làm việc tốt. Đây chính là nhược điểm khiến doanh nghiệp không phát triển nhanh được. Việc chọn đúng người, làm đúng việc và áp dụng các quy trình khoa học về quản trị là hết sức quan trọng. 

Các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra, ngay cả những cơ sở sản xuất mang tính hộ gia đình nhưng nếu chủ cơ sở biết sử dụng các quy trình quản lý và tuân thủ một cách nghiêm túc thì làm cho cơ sở đó phát triển rất tốt và khá bền vững. Lúc này người chủ điều hành cơ sở khá dễ dàng và không phải việc gì cũng đến tay và có nhiều thời gian rảnh hơn.


Anh Nguyễn Công Vinh - Công ty TNHH Thiên Ngọc Hân

Một chia sẻ khác của các nhà kinh tế đó là tính chuyên môn sâu trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ. Đã là doanh nghiệp nhỏ thì không thể bày ra quá nhiều ngành nghề cùng làm một lúc vì như vậy vừa mất nhiều thời gian và tiền bạc. Doanh nghiệp nhỏ chỉ nên tập trung cho một lĩnh vực và sản phẩm phải tốt nhất có thể, chính độ chuyên môn cao sẽ quyết định sức cạnh tranh trên thị trường. Sắp tới khi Việt Nam hội nhập sâu với các nước, độ chuyên môn sâu trong quản trị doanh nghiệp sẽ là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất cho doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét