Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

DOANH NGHIỆP MỚI BỨC XÚC VÌ HÓA ĐƠN

Nhiều doanh nghiệp mới thành lập đang phải “sống dở chết dở” do quy định phải đầu tư mua sắm tài sản cố định có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên mới được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT). Nếu không, doanh nghiệp phải áp dụng cách tính trực tiếp dựa trên hóa đơn bán hàng, dẫn đến tình trạng giá thành sản phẩm lên cao hoặc doanh nghiệp phải chịu thua lỗ.

Vừa thành lập đã phải giải thể

Chị Nguyễn Thị Thu Phương, chủ cơ sở kinh doanh chuyên cung cấp các mặt hàng áo thun tại 20/9, khu phố 6, phường Tam Hiệp, TP. Biên Hòa cho biết: Để có tư cách pháp nhân trong thực hiện giao dịch với khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp, chị Phương quyết định thành lập Công ty TNHH MTV Phương Phương Uyên. Tuy nhiên đến đầu tháng 3-2014, khi vừa vui mừng cầm giấy quyết định Chứng nhận Đăng ký Kinh Doanh mới thành lập doanh nghiệp trên tay cũng là lúc doanh nghiệp nhận được thông tin vê Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính vừa ban hành. Theo đó, các doanh nghiệp thành lập từ năm 2014 phải có đầu tư tài sản cố định từ 1 tỷ đồng trở lên mới được kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (sử dụng hóa đơn GTGT). Nếu không đáp ứng quy định trên, phải khai thuế theo phương pháp trực tiếp (Sử dụng hóa đơn bán hàng).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới, nếu có doanh thu trong năm 2014 đạt từ 1 tỷ đồng trở lên thì bắt đầu từ năm 2015, mới được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Điều đáng nói là, thông tư này được ban hành từ 31 – 12 – 2013 nhưng mãi đến đầu tháng 3, các doanh nghiệp mới nhận được thông báo.
Chị Phương bức xúc kể: Để tiết kiệm mọi chi phí cần thiết, sau khi khách đặt hàng, chị chỉ lấy vải rồi đưa đến các cơ sở nhỏ may gia công. Nếu khách cần thêu, chị đưa áo đến các cơ sở chuyên thêu vì đầu tư máy thêu rất tốn kém. Riêng phần in ấn thì công ty đảm nhận và sau đó cung cấp sản phẩm ra thị trường. “Với các công đoạn như trên, doanh nghiệp đâu cần phải mua sắm tài sản cố định có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên. Thế nhưng theo qui định Thông tư 219, chúng tôi phải sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp. Điều này, sẽ khiến công ty hoặc phải đẩy giá thành lên cao hoặc phải chịu thua lỗ. Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp thay vì hóa đơn GTGT (thường gọi là hóa đơn đỏ phổ biến) khiến các khách hàng là doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT không đồng ý và thiếu tin tưởng qui mô hoạt động để hợp tác”, chị Phương nói.
Do kinh doanh với quy mô nhỏ nên doanh thu hàng năm của cơ sở chị Phương chỉ đạt khoảng trên 500 triệu đồng. Chị bức xúc: “Dự tính, không chỉ 1 năm mà kể cả là 2-3 năm tới , công ty cũng khó lòng thành đạt doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên để năm tiếp theo được sử dụng hóa đơn GTGT. Do đó, vừa mới cầm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp trên tay, tôi đã phải làm thủ tục giải thể doanh nghiệ ngayp. Nếu lên công ty mà vẫn phải sử dụng hóa đơn bán hàng ( tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu) với mức thu như ở các cửa hàng, cơ sở kinh doanh nhỏ khác, rồi thiệt đơn, thiệp kép thì tôi thà giải thể doanh nghiệp”.

Nhiều hệ lụy


Công ty TNHH MTV Liềng A, chuyên cung cấp mặt hàng chất đốt (cục trấu nén) cho các Khu công nghiệp(KCN). Mấy tháng nay, công ty này cũng lao đao vì vướng Thông tư 219. Thành lập từ tháng 2-2014, hiện nay mỗi tháng, công ty phải chịu lỗ khoảng 30 triệu đồng do không được sử dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Chị Liềng A Thủy, Giám đốc công ty TNHH Liềng A ấm ức bày tỏ: “Hiện hàng hóa đầu vào khoảng 600 triệu đồng, doanh nghiệp phải chịu thêm 5% thuế GTGT đầu vào. Trong khi đó, việc sử dụng hóa đơn bán hàng cho đầu ra đã không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà còn tiếp tục phải chịu thêm 1% thuế GTGT tính trên doanh thu thương mại nữa. Do vậy, để cạnh tranh được với các đơn vị khác, tôi không thể nâng giá thành sản phẩm nên mỗi tháng đành chịu lỗ 30 triệu đồng trở lên”.
Theo chị Thủy, do lỗ nên nhiều người thân, bạn bè khuyên chị cũng nên… xem xét lại xem sao: Tôi cũng đang cân nhắc đến vấn đề trên. Nhiều người cho rằng, nếu đã vậy, nên tìm cách “lách luật” bằng việc “thỏa thuận ngầm” với các đối tác mua hàng bằng việc không lấy hóa đơn đầu vào. Tuy nhiên, làm vậy là trái với quy định Nhà nước và đạo đức kinh doanh, chỉ có làm ăn chân chính mới lâu bền được nên tôi kiên quyết không làm. Nhưng nếu cứ như thế này mãi, công ty cũng khó lòng tồn tại được”. Theo chị Thủy, để khuyến khích các doanh nghiệp này nhỏ có môi trường cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước nên xem xét sửa đổi kịp thời, bổ sung quy định của Thông tư 219 cho phù hợp với từng loại hình và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Công ty Luật Việt Á, Thông tư 219/2013/TT-BTC ”Quản chỗ này ,lại “Kẹt “ chỗ khác
Thông tư của Bộ Tài chính ra đời nhằm hạn chế tình trạng nhiều doanh nghiệp mới thành lập với mục đích mua bán hóa đơn .Tuy nhiên , điều bất cập là ở chỗ có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập là đơn vị thương mại, dịch vụ tư vấn … mà việc đầu tư ban đầu không cần thiết phải mua sắn đầu tư tài sản có giá trị lớn. Hay ngay đến các đơn vị sản xuất ,nhiều đơn vị cũng sử dụng hình gia công sản phẩn ở đối tác nên không cần thiết cần đầu tư dây chuyền sản xuất.
Hiện doanh nghiệp có hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu và phương pháp khấu trừ thuế GTGT .Nếu áp dụng phương pháp khấu trừ thường có lợi hơn cho doanh nghiệp vì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu . Như vậy ,nếu cùng một ngành hàng sản xuất kinh doanh , trong khi các doanh nghiệp mới còn gặp nhiều khó khăn, chưa có thương hiệu và nguồn khách hàng mà thêm việc tính thuế trực tiếp trên doanh thu sẽ rất bất lợi trong khả năng cạnh tranh chi phí

Khi làm công tác tư vấn luật cho các doanh nghiệp, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến bức xúc của các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập về điều kiện được khấu trừ thuế GTGT. Điều này gây bất lợi cho các doanh nghiệp mới trong khả năng cạnh tranh trên thị trường .Bên cạnh đó ,nếu không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào sẽ dẫn đến việc có doanh nghiệp không lấy hóa đơn đầu vào,làm trái quy định nhà nước, gây thất thu thuế thì có thể thiệt hạ” tối đa 10% thuế GTGT của chi phí đầu vào và 5% thuế GTGT của hàng hóa bán ra bởi xét ở góc độ doanh nghiệp ,thì thuế cũng là một khoản chi phí
Báo LĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét