Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

ĐÁNH GIÁ LẠI, ĐÁNH GIÁ LẠI DOANH NGHIỆP LIÊN TỤC


Vẫn dáng người gầy gầy đậm chất bụi bụi Thầy Lê Thẩm Dương chia sẻ kiến thức môn học ngân hàng chuyên ngành quản  lý doanh nghiệp năm nào, thấm thoát đã gần 10 năm, nay nhìn lại Thầy ai cũng nhận ra Tiến sĩ Lê Thẩm Dương hiện là Trưởng khoa Ngân hàng Đại học Ngân hàng, cố vấn kinh tế nhiều doanh nghiệp bởi thấy quen huộc hình ảnh giọng nói sôi nổi thẳng thắn bình luận kinh tế tài chính ngân hàng trên truyền hình, truyền thông báo chí. Mô hình quản trị doanh nghiệp mới trong thời kỳ khủng hoảng được chuyên gia diễn giả phân tích

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, các khoản phải thu khó đòi, hàng tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động, tài sản cố định, đầu tư chứng khoán ngắn dài hạn...doanh nghiệp cần tái cơ cấu lại đặc biệt ưu tiên các vấn đề sau:

1. Đánh giá lại mình, doanh nghiệp mình liên tục
Bằng các thủ thuật xác định đâu là cơ hội, điểm mạnh,nguy cơ  hay điểm yếu để đưa ra cách giải quyết tình hình. 
+ Nếu chúng ta có nhiều cơ hội và các điểm mạnh. chúng ta nên vào thế chủ động tấn công như tăng thị trường hay gia tăng sản phẩm hay tăng doanh số
Nếu doanh nghiệp chúng ta có nhiều điểm mạnh. Chúng ta cũng nên xác định vị trí doanh nghiệp mình ở mức độ nào về Thị trường, nguồn cung cấp mnguyên vật liệu, đối thủ trực tiếp, đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế. Tuy nhiên chúng ta cũng nên xác định các điểm mạnh của mình phải chống chọi đáp` ứng thay đổi của nền kinh tế vĩ mô, của thiên nhiên, của chính trị pháp luật, của văn hoá hay hành vi người tiêu dùng
+ Nếu chúng ta có điểm mạnh nhưng lại có nguy cơ. doanh nghiệp chúng ta nên đa dạng hoá sản phẩm cốt lõi sở trường của mình. Đa dạng hoá theo chiều dọc như công ty xăng dầu kinh doanh thêm taxi, công ty FPT mở ngành đào tạo công nghệ thông tin
+ Nếu chúng ta có nguy cơ lại có những điểm yếu thì doanh nghiệp nên ở thế phòng thủ. Giảm thei63u chi phí tối đa, thanh lý tài sản cố định, thậm chí bán nhà xưởng, bán công ty nếu cần. 
+ Nếu doanh nghiệp xác định điểm yếu của mình nhưng có nhiều cơ hội thì hợp tác hay làm đối tác cho công ty cùng nhành nghề cũng là điều nên làm

2. Ưu tiên cho các giải pháp tài chính
+ Nguồn vốn: doanh nghiệp phải ở thế chủ động , xác định cơ cấu vốn vay, vốn chủ sở hữu sao cho hợp lý. Doanh nghiệp siêu nhỏ đa phần dùng vốn tự có. Doanh nghiệp vừa thì dùng đa phần vốn tự có, một phần vốn vay trong thời vụ nào đó cần vốn. Doanh nghiệp lớn học dùng đầu tư tài sản cố định, tài sản cố định thường xuyên, phần còn lại vay hết
+ Tài sản phải hợp lý hoá từng số lượng , từng mục, cơ cấu hợp lý
+ Kiểm soát dòng tiền

3. Tư duy đột phá đó là Logic + Sự khác biệt + độc đáo
bỏ tư duy kinh nghiệm chiếm thế thượng phong bởi mỗi thời kỳ mỗi khác, tư duy logic, tư duy sáng tạo mà phải là tư duuy đột phá

4. Bán hàng là khâu quyết định
Sản phẩm tốt, giá cạnh tranh, kênh phân phối, xúc tiến, trong đó sản phẩm tốt và kênh phân phối quan trọng

5. Các yếu tố cần quan tâm
+ Không kinh doanh quá tiềm lực của mình, không phát triển nóng
+ Khuyến khích sự sáng tạo
+ Tận dụng cơ hội như khủng hoảng ta chớp thời cơ, có thời gian để tái cấu trúc
+ Đối diện sai lầm của mình để điều chỉnh 
+ Nên thuê chuyên gia trong thời gian cần thiết
+ Tốc độ là trên hết ví dụ nợ xấu, tồn kho, phải thu phải xứ lý dứt điểm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét